Tăng ngân sách là một trong những thách thức lớn nhất mà mọi nhà quảng cáo, dù mới hay đã có kinh nghiệm, đều phải đối mặt. Một câu hỏi thường gặp là làm sao tăng ngân sách quảng cáo Facebook mà không làm giảm hiệu suất hay “đốt tiền” vô ích? Hiểu điều đó, Burgershop đã tổng hợp và mang đến cho bạn chi tiết 3 cách tăng ngân sách quảng cáo Facebook an toàn, hiệu quả.
Có những loại ngân sách quảng cáo Facebook nào?
Ngân sách quảng cáo (Budget) là số tiền bạn sẵn sàng chi tiêu để một chiến dịch quảng cáo hiển thị tới mọi người. Hiện nay, ngân sách quảng cáo Facebook được chia thành hai loại:
- Ngân sách hằng ngày (Daily Budget): Là số tiền trung bình bạn muốn chi tiêu cho nhóm quảng cáo hoặc chiến dịch mỗi ngày. Facebook sẽ cố gắng chi tiêu và tự điều chỉnh để đảm bảo tổng chi tiêu trung bình 7 ngày không vượt ngân sách.
- Ngân sách trọn đời (Lifetime Budget): Là tổng số tiền bạn sẵn sàng chi tiêu trong toàn bộ thời gian chạy chiến dịch hoặc nhóm quảng cáo. Facebook tự động tối ưu việc phân bổ ngân sách theo thời gian, chi nhiều hơn vào lúc hiệu quả và ít hơn khi kém hiệu quả.
Cả hai loại ngân sách này đều có thể được điều chỉnh trong quá trình chạy, bao gồm tăng hoặc giảm tùy theo mục tiêu chiến dịch.
Khi nào là thời điểm nên tăng ngân sách quảng cáo?
Thay đổi ngân sách quảng cáo Facebook là một hành động nhạy cảm, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất chiến dịch. Nhìn chung, bạn chỉ nên tăng ngân sách khi quảng cáo đang hoạt động ổn định và mang lại kết quả tốt, như:
- Chiến dịch có lợi nhuận rõ ràng: ROAS dương, chi phí thấp hơn doanh thu.
- Chỉ số vững: CTR cao, CPR thấp, Frequency chưa vượt ngưỡng (thường <2.5).
- Đã qua giai đoạn máy học: Trạng thái “Đang hoạt động”, không còn “Learning limited”.
- Đúng thời điểm thị trường: Sale, mùa cao điểm, nhu cầu tăng mạnh.
- Đối thủ đang đẩy ads: Nếu không tăng, bạn sẽ mất hiển thị.
- Tệp khách hàng còn rộng: Quảng cáo chưa chạm trần đối tượng.
Trong thực tế, bạn luôn cần cân nhắc ít nhất hai trong số những điều kiện trên để có thể ra quyết định tăng ngân sách. Ví dụ, trong ngành thời trang, nếu bạn đặt mục tiêu chuyển đổi (CR) là 4% và tỷ lệ nhấp chuột (CTR) là 2.5%, nhưng sau khi quảng cáo đã hoàn tất giai đoạn máy học, kết quả thực tế chỉ đạt 2% CR và 0.5% CTR, thì việc tăng ngân sách lúc này sẽ giống như “đổ thêm dầu vào lửa”.
Thay vào đó, giảm ngân sách và tập trung thử nghiệm các ý tưởng mới sẽ là một chiến lược an toàn và hiệu quả hơn để cải thiện hiệu suất.
2 cách tăng ngân sách quảng cáo Facebook hiệu quả, không phá camp
Tăng ngân sách quảng cáo là việc cần thiết để mở rộng phạm vi tiếp cận và tăng trưởng kết quả. Mục đích của việc tăng ngân sách là để giữ nguyên cấu trúc quảng cáo hiện tại nhưng khuếch đại hiệu suất mà không ảnh hưởng đến giai đoạn học.
Về cơ bản, tăng ngân sách quảng cáo thường được thực hiện ở cấp chiến dịch và cấp nhóm quảng cáo. Dưới đây là 3 cách tăng ngân sách Facebook ads an toàn và tối ưu, hạn chế tối đa rủi ro.
Cách 1: Tăng ngân sách trực tiếp theo tỷ lệ nhỏ
Đây là phương pháp an toàn và được nhiều ads thủ sử dụng khi chiến dịch vẫn đang hoạt động hiệu quả. Để tránh làm xáo trộn quá trình tối ưu của Facebook, thay vì tăng đột ngột một lượng lớn, bạn nên điều chỉnh ngân sách theo từng bước nhỏ, thường là 10-20% mỗi 2-3 ngày.
Việc tăng ngân sách ads từ từ giúp thuật toán có thời gian thích nghi, duy trì hiệu suất ổn định và tìm kiếm những cơ hội chuyển đổi mới mà không làm mất đi các tín hiệu tối ưu đã có.
Cách thực hiện:
Bước 1: Truy cập Trình quản lý quảng cáo Facebook (Meta Ads Manager).
Bước 2: Chọn chiến dịch cần điều chỉnh ngân sách. Tại đây, tùy vào thiết lập ban đầu mà bạn có thể điều chỉnh ngân sách ở cấp chiến dịch.
- Nếu bật Tối ưu ngân sách chiến dịch (CBO): Thay đổi budget cấp chiến dịch. Facebook sẽ tự động phân phối ngân sách cho các ad set dựa trên hiệu suất.
- Nếu không bật CBO: Thay đổi budget ở nhóm quảng cáo (ad set). Ngân sách chỉ được áp dụng cho ad set đó.
Bước 3: Nhấp vào Chỉnh sửa (Edit). Nếu bạn đang chi 200.000 VNĐ/ngày thì tăng lên thành 220.000 VNĐ hoặc 240.000 VNĐ.
Bước 4: Nhấp vào Đăng (Publish) để lưu thay đổi.
Cách 2: Nhân bản nhóm quảng cáo và tăng ngân sách
Chiến lược này được sử dụng khi bạn muốn mở rộng quy mô một nhóm quảng cáo đang hoạt động cực kỳ tốt mà không muốn mạo hiểm làm thay đổi hiệu suất của nhóm gốc. Lúc này, bạn sẽ nhân bản (duplicate) nhóm quảng cáo đó, giữ nguyên target, nội dung và ngân sách và chạy song song với nhóm gốc.
Ưu điểm của cách làm này là có thể test mức ngân sách mới mà không reset dữ liệu cũ. Đồng thời dễ so sánh hiệu suất giữa nhóm gốc và nhóm mới. Tuy nhiên, việc chạy song song 2 nhóm có thể khiến ngân sách bị phân tán hoặc tăng gấp đôi, nếu không được kiểm soát kỹ.
Cách thực hiện:
Bước 1: Truy cập Trình quản lý quảng cáo Facebook (Meta Ads Manager).
Bước 2: Chọn chiến dịch và nhóm quảng cáo bạn muốn nhân bản. Tích vào ô vuông trước nhóm quảng cáo, chọn Nhân đôi (Duplicate).
Bước 3: Chọn Chiến dịch mới (New Campaign) để tăng ngân sách cho nhóm quảng cáo mới (Nếu chọn “Chiến dịch hiện có” thì dùng chung ngân sách, phân phối loãng, khó scale.)
Bước 4: Nhập số lượng nhóm quảng cáo bạn muốn tạo và nhấp Nhân đôi (Duplicate) để tiếp tục.

Bước 5: Nhấp vào Chỉnh sửa (Edit) ở phần Ngân sách và thay đổi theo mức mong muốn. Vì đây là nhóm quảng cáo mới nên máy học sẽ chạy lại từ đầu, không ảnh hưởng đến dữ liệu tối ưu của nhóm gốc.
Bước 6: Nhấp vào Đăng (Publish) để lưu thay đổi.
Một vài mẹo giúp quảng cáo vẫn “chạy mượt” khi scale ngân sách Facebook
Đôi khi đúng quy trình vẫn là chưa đủ, bạn nên chuẩn bị sẵn cho mình vài mẹo sau đây để có thể tự tin ứng biến với mọi tình huống có thể xảy ra khi điều chỉnh ngân sách:
- Thay đổi chỉ 1 yếu tố: khi tăng ngân sách, hãy cố gắng giữ các yếu tố khác của nhóm quảng cáo (như đối tượng, nội dung, vị trí) ổn định. Nếu bạn thay đổi nhiều thứ cùng lúc, sẽ rất khó để xác định yếu tố nào gây ra sự thay đổi về hiệu suất.
- Chuẩn bị sẵn nội dung mới đa dạng: Để tránh tình trạng “mệt mỏi vì quảng cáo” (ad fatigue) khi tăng ngân sách, hãy luôn có sẵn nhiều biến thể nội dung (hình ảnh, video, văn bản) khác nhau. Khi tần suất tăng hoặc hiệu suất giảm, bạn có thể nhanh chóng xoay vòng các mẫu quảng cáo mới
- Sử dụng Ngân sách tối ưu hóa chiến dịch (Advantage Campaign Budget) cho các chiến dịch mới: Facebook sẽ tự động phân bổ ngân sách đến các nhóm quảng cáo hiệu quả nhất, giúp tối ưu hóa chi tiêu.
- Kiểm tra và tối ưu hóa thủ công thường xuyên: ngay cả khi bạn đã áp dụng các mẹo trên, việc theo dõi chỉ số hàng ngày vẫn là cần thiết để điều chỉnh kịp thời các quảng cáo không hiệu quả.
Kết luận
Trên đây là 2 cách tăng ngân sách quảng cáo Facebook đơn giản, hiệu quả cho các ads thủ. Tùy vào mục tiêu và tình trạng chiến dịch, bạn có thể chọn phương pháp phù hợp. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn thiết lập được mức ngân sách tối ưu nhất cho chiến dịch của mình. Theo dõi blog của Burgershop để tích lũy thêm nhiều kiến thức về Digital Marketing nhé!